Hậu quả Thảm_sát_Túc_Thanh

Đải kỷ niệm Túc Thanh tại tổ hợp Hong Lim tại phố Tàu.

Năm 1947, sau khi người Nhật đầu hàng, nhà đương cục Anh tại Singapore tổ chức một phiên tòa tội phạm chiến tranh đối với các thủ phạm Túc Thanh. Bảy sĩ quan người Nhật là Takuma Nishimura, Saburo Kawamura, Masayuki Oishi, Yoshitaka Yokata, Tomotatsu Jo, Satoru Onishi và Haruji Hisamatsu—bị buộc tội chỉ đạo tàn sát.

Trong phiên tòa, một vấn đề lớn là các chỉ huy người Nhật không thông qua bất kỳ mệnh lệnh văn bản chính thức nào về tiến hành tàn sát. Tài liệu về quá trình sàng lọc hoặc các thủ lục sắp xếp cũng đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, mệnh lệnh tổng hành dinh quân sự của Nhật Bản về hành quyết nhanh chóng, cộng với các chỉ thị không rõ ràng từ các chỉ huy, gây các nghi ngờ để lọt cáo buộc và khó khăn trong việc xác định chính xác tội của họ.

Kawamura và Oishi nhận án tử hình trong khi năm người khác nhận án chung thân, song Nishimura sau đó bị hành quyết sau khi bị kết án vì vai trò của ông ta trong thảm sát Parit Sulong bởi một tòa án quân sự Úc. Tòa án chấp thuận những lời biện hộ "chỉ theo lệnh" của những người được đưa ra xét xử.[14]

Các tù nhân bị kết án bị treo cổ vào ngày 26 tháng 6 năm 1947. Nhà đương cục Anh chỉ cho phép sáu thành viên trong gia đình của các nạn nhân đến chứng kiến việc hành quyết Kawamura và Oishi, bất chấp những lời kêu gọi treo cổ công khai.[15]

Khi Singapore giành quyền tự trị đầy đủ từ chính phủ thực dân Anh vào năm 1959, nảy sinh làn sóng chống Nhật trong cộng đồng người Hoa và họ yêu cầu bồi thường và xin lỗi từ Nhật Bản. Chính phủ thực dân Anh chỉ yêu cầu bồi thường chiến tranh cho các tổn thất đến tài sản của Anh trong chiến tranh. Bộ Ngoại giao Nhật Bản bác bỏ yêu cầu của Singapore về xin lỗi và bồi thường vào năm 1963, nói rằng vấn đề bồi thường chiến tranh đã được giải quyết trong Hiệp ước San Francisco năm 1951 và khi đó Singapore vẫn là một thuộc địa của Anh.

Thủ tướng Lý Quang Diệu phản ứng bằng phát biểu rằng chính phủ thực dân Anh không đại diện cho tiếng nói của người Singapore. Trong tháng 9 năm 1963, cộng đồng người Hoa tiến hành một cuộc tẩy chay hàng nhập khẩu Nhật Bản (từ chối hạ tải các máy bay và tàu từ Nhật Bản), song chỉ kéo dài trong bảy ngày.[16][17]

Với việc Singapore hoàn toàn độc lập từ Malaysia vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, chính phủ Singapore tiến hành một yêu cầu khác với Nhật Bản về bồi thường và xin lỗi. Ngày 25 tháng 10 năm 1966, Nhật Bản đồng ý trả 50 triệu đô la Singapore tiền bồi thường, một nửa trong đó là viện trợ và phần còn lại là vốn vay, song không có xin lỗi chính thức.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thảm_sát_Túc_Thanh http://www.chinahistoryforum.com/index.php?/topic/... http://www.yale.edu/gsp/publications/WaiKeng.doc http://lcweb2.loc.gov/cgi-bin/query/r?frd/cstdy:@f... http://www32.ocn.ne.jp/~modernh/eng01.htm http://japanfocus.org/-Hayashi-Hirofumi/3187 http://www.a2o.com.sg/a2o/public/html/publication.... http://www.news.gov.sg/public/sgpc/en/media_releas... http://eresources.nlb.gov.sg/infopedia/articles/SI... http://heritagetrails.sg/content/586/Sook_Ching_Ce... http://newspapers.nl.sg/Digitised/Article/straitst...